
Sắc đỏ của hoà bình
Màu hòa bình nơi mắt ai? Có vững vàng và bình yên? Trong mắt em là sợ hãi, là mất mát, là bi thương Màu đỏ thẩm giăng ngang... là sắc màu của hòa bình ... Câu truyện xoay quanh đất nước Ati -Laua trong thời kỳ suy tàn. Đất nước còn nhiều mâu thuẫn nội bộ vẫn chưa được giải quyết. Với nguy cơ chia rẽ, sự đổ vỡ lụy tàn của đất nước này thì có nhiều thế lực đứng dậy: muốn lật đổ chính quyền thối nát hiện tại, muốn tranh dành vì lợi ích bản thân, và cho dù lí do đó có là gì thì chúng cũng bị cuốn vào hai chữ có ma lực vô cùng to lớn - Quyền lực. Thế nhưng quyền lực ở đây không phải là thứ phát sinh mọi vấn đề. Quá khứ và thù hận kéo con người vào những tham vọng không đáy, khiến con người tự giam nhốt họ vào địa ngục, không lối thoát. Những con người ở những thế lực khác nhau phải có những quyết định và sự lựa chọn như thế nào? Khi giữa tình cảm và trách nhiệm là hai thứ không thể vứt bỏ? Liệu máu và nước mắt có đem lại sự bình yên như chính họ hằng khao khát, ước mơ? Và liệu tình yêu có thể xóa bỏ mọi lòng thù hận?

Hoa gửi người phương xa
TRUYỆN NGẮN: HOA GỬI NGƯỜI PHƯƠNG XA Tác giả: Nam Nam Giới thiệu: Đây là một câu chuyện được sáng tác trong những giây phút ngẫu hứng khi Tết đến xuân về, khi hoa đào, hoa mai nở rộ khắp hai miền nam bắc. Độ dài của truyện chỉ có trên dưới 10 chương, và có thể sẽ hoàn thành trong tháng Giêng. Câu chuyện kể về tình yêu của hai chàng trai trong thời đất nước còn chiến tranh, và non sông vẫn còn bị chia cắt. Tình yêu tràn trề trong trái tim cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu chỉ có thể được gửi gắm qua những nhành hoa và những bức thư. Tình yêu của hai chàng trai ấy không chỉ là tình yêu tươi đẹp của tuổi trẻ mà còn là khát vọng về một tương lai đất nước được hoà bình, về một tương lai mà họ có thể nắm lấy tay nhau cùng sống, cùng bạc đầu. Nhưng thật đáng tiếc... Tình yêu của những anh hùng... Tôi yêu em như tôi yêu Tổ Quốc, dằn lòng không đặng mà khảm tận tâm cam. Tôi yêu em như yêu cờ Tổ Quốc, nhuốm màu máu đỏ ôm ấp ánh sao vàng. Tôi yêu em như người Việt yêu Đảng, dù có gian truân cũng quyết không buông lòng. Tôi yêu em đến khi sông cạn đá mòn, đến khi linh hồn tôi không còn yêu Tổ quốc. Tôi yêu em... Tình yêu của chàng lính trẻ dành cho người yêu của anh chỉ đơn giản như thế, chỉ như tình yêu mà anh dành cho Tổ quốc thân yêu.

Hẹn gặp lại anh khi hoa nở
Vào ngày kết hôn của Mộc Miên và Khải Minh, một cô gái xa lạ nhảy lầu tự sát ngay trước mặt hai người và tất cả khách mời. Chuyện này làm cho Mộc Miên ám ảnh suốt một thời gian dài, chỉ đến khi cuộc sống làm dâu với quá nhiều khó khăn đè nặng mới khiến cô tạm thời không nghĩ đến nó nữa. Mộc Miên vẫn luôn tâm niệm rằng sự kiện kia không hề liên quan gì đến những đau khổ mà bản thân phải gánh chịu, nhưng chẳng ngờ nó chính là khởi nguồn cho tất cả. Cô chỉ muốn bảo vệ hạnh phúc của mình thôi nhưng sao khó khăn quá... Ai sẽ là người cùng cô đi đến cuối đời? Chính Mộc Miên cũng không thể trả lời câu hỏi này... Nhưng chắc chắn không thể là anh rồi.

Mở tủ nói xin chào
Trích đoạn 1: Hai đứa ăn hết mớ kẹo bắp, Quân lại lôi ra một bịch mứt dừa. Tôi cảm thấy chuyện này rất thú vị, hệt như cái lần cậu ta mang máy Nintendo cùng đồ ăn vặt lên trường để dỗ tôi trong dòng thời gian trước, có vẻ người bạn trai này luôn sợ tôi bị buồn chán khi đi cùng cậu ta vậy. Cậu ngậm nửa miếng mứt trong miệng, hỏi tôi: “Nè, cậu biết nhiều như vậy, có biết gay hẹn hò với nhau thì làm gì không?” Tôi đáp: “Tui chỉ biết mấy cái chung chung trên mạng nói thôi, còn sở thích riêng tư của người ta như thế nào sao tui biết được, tui có phải gay đâu.” Quân bật dậy như cái lò xo, nói bằng giọng trách cứ: “Cậu hẹn hò với gay thì cũng là gay rồi chứ còn gì nữa!” Trích đoạn 2: “Cậu thấy hẹn hò bao lâu thì hôn nhau được?” Tôi suýt thì sặc nước bọt, nhìn cậu với vẻ không thể tin nổi. Trước khi tỏ tình cậu ta lúc nào cũng có cái vẻ muốn nói mà không dám nói, che giấu tâm tư như mèo giấu c*t, thế mà bây giờ đến câu kia cũng hỏi ra miệng được. Có nhiều lúc tôi có một cảm giác tội lỗi kỳ lạ. Tâm trí của tôi là hai mươi tám rồi, nhưng người trước mặt đây chỉ mới có mười bảy. Như thế này có coi là dụ dỗ trẻ vị thành niên hay không? Một khi suy nghĩ này xuất hiện trong đầu, mọi hành vi đi xa hơi việc ôm ấp đều khiến tôi cảm giác như mình đang phạm tội ác tày đình vậy. Vì thế tôi tỏ vẻ trưởng thành mà nói: “Trên mười tám tuổi mới được hôn.”