Tương truyền rằng, giữa muôn loài vũ điểu, có một linh điểu tối thượng—Phượng Hoàng.
Ở phương Đông, nó là hiện thân của cao quý và thanh khiết, loài chim sánh đôi cùng rồng, chỉ xuất hiện khi thiên hạ thái bình. Ở phương Tây, nó lại là biểu tượng của sự tái sinh vĩnh cửu, một sinh mệnh luân hồi giữa lửa và tàn tro. Mỗi lần chết đi trong biển lửa, Phượng Hoàng lại hồi sinh, đôi cánh rực rỡ bừng lên từ chính tro bụi của chính mình, kiêu hãnh bay về phía vĩnh hằng.
Cũng như cuộc đời của nàng-nữ đế đầu tiên, cũng là duy nhất trong Lịch sử Đại Việt. Lý Chiêu Hoàng-hoàng đế cuối cùng của một vương triều rực rỡ. Nàng là Phượng hoàng- trong mắt tôi- xinh đẹp, cao quý và kiêu hãnh. Ngọn lửa của chốn triều đình tưởng chừng xa hoa diễm lệ lại dầy rẫy âm mưu toan tính nuốt chửng tuổi thơ và thanh xuân tươi đẹp của nàng. Nhưng sau tất cả, nàng vẫn tỏa sáng rực rỡ, dẫu nơi ấy không có ngai vàng của bậc chí tôn hay hoàng triều hoa lệ. Nàng đã sống nhưng năm tháng hạnh phúc dẫu muộn màng.
“Thiên Hinh, ta sẽ không để nàng phải chịu thêm bất kì tổn thương nào nữa, nàng ghét bỏ ta, căm hận ta cũng được, ta chỉ mong, nàng hạnh phúc”
“Công chúa, ta không phải là người cùng nàng đi qua những năm tháng bi hùng trong quá khứ, nhưng ta nguyện dành phần đời còn lại để bảo vệ nàng”
Người đời gọi cuộc hôn nhân giữa Chiêu Hoàng và Lê Tần là vì chính trị, một đoạn kết an bài cho nữ đế cuối cùng của triều Lý, lên án Trần Cảnh là kẻ bạc tình, “chơi hoa bẻ cành”. Nhưng với tôi thì khác. Vậy nên, nếu ai cũng từng day dứt vì những khoảng lặng bị lãng quên trong sử sách… hãy để tôi kể lại. Không phải bằng lẽ phải của lịch sử, mà bằng trái tim, bằng lăng kính của một người tin rằng giữa những dòng chữ lạnh lùng được chép lại vẫn còn khoảng trống chưa kể đến, của những mối lương - duyên nghiệt ngã, nuối tiếc và đẹp đẽ đến vô ngần.
Chương
6
Lượt đọc
1
Theo dõi
1
Đề cử
1